Theo thống kê của Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Bình, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới và các lứa tuổi.
Bệnh nhân điều trị vận động do đột quỵ
Số bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ chiếm tới 90%, với nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, co cứng,... Trong đó, khoảng 20% bệnh nhân nhập viện sau đột quỵ đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày, 25% bệnh nhân không thể tự đi lại, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Đáng lo ngại là hầu hết bệnh nhân đột quỵ bắt đầu tập phục hồi chức năng quá muộn, đa số là sau 1-2 tuần kể từ thời điểm xuất hiện đột quỵ.
Bệnh nhân thực hiện bài tập điều trị phục hồi chức năng
Các bác sĩ khuyến cáo, để giảm thiểu các khiếm khuyết và biến chứng do đột quỵ, bên cạnh việc đưa bệnh nhân nhập viện kịp thời, thì việc phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng rất quan trọng, cần được thực hiện sớm và tuân thủ đúng liệu trình để mang lại hiệu quả cao.
Hà My